PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP
1.1.1 Các thông tin sơ lược về Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp
Tên Công ty: Công ty CP
sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp
Tên tiếng anh: General
import export trade and production joint stock company
Tên viết tắt: Gepexim JSC
Địa chỉ: 166 Nguyễn Tuân
– Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: 043 5576083/
0438759594
Fax:
0435576084/0438759593
Vốn điều lệ:
9,000,000,000 với quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.1.2 Cơ sở hình thành và phát triển của Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp
Công ty CP Sản xuất Kinh doanh Xuất
nhập khẩu tổng hợp thành lập tháng 7 năm 2005, theo đăng ký kinh doanh số
0103008622 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 26 tháng
07 năm 2005, đăng ký thay đổi lần 4 ngày 24 tháng 5 năm 2011 với mã số doanh
nghiệp là 0101795514.
Ngay từ những ngày đầu
khi mới thành lập, Công ty đã gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt
của thị trường. Mặt khác, Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ, lại mới
thành lập, vốn đầu tư ít, phạm vi kinh doanh hẹp nên khó khăn càng chồng chất
khó khăn. Nhưng bằng sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc và tinh thần làm
việc hết mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty đã dần bắt kịp trình
độ phát triển kinh tế của đất nước, từng bước khẳng định vị thế của mình trên
thị trường. Doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên, đời sống cán bộ, công
nhân viên ngày càng được cải thiện.
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CP SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp
a.Chức năng:
Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất
nhập khẩu tổng hợp cung ứng cho thị trường các sản phẩm như: Bột nhựa PVC, dầu
hóa dẻo DOP, các loại hạt nhựa tổng hợp, cao su tự nhiên, tổng hợp các loại,
phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
b.Nhiệm vụ:
- Đóng góp cho sự phát triển của
ngành kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân, thúc đấy sản xuất kinh
doanh phát triển.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng
hóa từ miền Nam ra miền Bắc, sang cả thị trường Trung Quốc.
- Thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho
ngân sách Nhà nước.
1.2.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp
Công ty CP sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu tổng hợp kinh doanh các ngành nghề sau:
- Dịch vụ đồ uống.
- Buôn bán thực phẩm: Bán buôn đường
sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các
sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.
- Buôn bán đồ uống: Buôn bán đồ uống
nhẹ không chứa cồn, ngọt và có hoặc không có ga ( cocacola, pepsi cola, nước
cam, chanh, nước quả khác, bán buôn nước khoáng thiên nhiên, nước tinh khiết
đóng chai.
- Xây dựng nhà các loại.
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân
dụng khác: đường thủy, bến cảng và các công trình trên sông, các cảng du lịch,
cửa cống; đập và đê; các công trình thể thao ngoài trời.
- Sản xuất, phân phối hơi nước, nước
nóng, điều hòa không khí và sản xuất nước đá.
- Sản xuất đồ uống không cồn, nước
khoáng chỉ gồm có các ngành nghề sau: Sản xuất nước ngọt, nước chanh, nước cam,
coola, nước hoa quả, nước bổ dưỡng.
- Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng
hoá, dịch vụ kho bãi, kinh doanh khách sạn, du lịch, lữ hành, sản xuất nhựa,
giấy, kinh doanh các sản phẩm nông, lâm sản, phân bón vật tư nông nghiệp, kinh
doanh hàng công nghiệp, hàng tiêu dung, kim khí, hoá chất, vật liệu điện, dụng
cụ cơ khí, phương tiện vận tải, cao su, gỗ cao su …
Danh mục các loại nước uống mà công
ty kinh doanh:
STT
|
Sản phẩm
|
Bao bì
|
Dung tích
|
Đóng thành phẩm
|
1
|
Sáxị
|
Lon
nhôm
Chai pet Chai thuỷ tinh |
330 ml
1,25 lít 230 ml |
24 lon/thùng
12 chai/ thùng 24 chai/két |
2
|
Cam
|
Lon
nhôm
Chai pet Chai thuỷ tinh |
330 ml
1,25 lít 240 ml |
24 lon/thùng
12 chai/ thùng 24 chai/két |
3
|
Dâu
|
Chai
pet
Chai thuỷ tinh |
1,25 lít
240 ml |
12 chai/ thùng
24 chai/két |
4
|
Chanh
|
Chai thuỷ tinh
|
240 ml
|
24 chai/ két
|
5
|
Bạc hà
|
Chai thuỷ tinh
|
240 ml
|
24 chai/ két
|
6
|
Cream Soda
|
Chai thuỷ tinh
|
240 ml
|
24 chai/ két
|
7
|
Soda Water
|
Lon
nhôm
Chai thuỷ tinh |
330 ml
270 ml |
24 lon/thùng
24 chai/két |
8
|
Rượu nhẹ có gaz
|
Chai thuỷ tinh
|
500 ml
|
20 chai/ két
|
9
|
Rượu nhẹ chanh tươi CHU – HI
|
Lon nhôm
|
330 ml
|
24 lon/ thùng
|
10
|
Nước tinh khiết
|
Chai pet
|
500 ml
1,5 lít |
24 chai/ thùng
12 chai/ thùng |
Bảng 1.1: Danh mục hàng hóa công ty
đang kinh doanh
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản
xuất kinh doanh tại công ty
Giới thiệu hàng hóa
|
Nhận đơn hàng
|
Ký hợp đồng mua bán
|
Xuất hóa đơn
|
Cấp phát hàng hóa
|
Giao nhận vận chuyển hàng hóa
|
Ký nhận giao chứng từ, tiền
|
Các dịch vụ sau bán
|
+ Giới thiệu
hàng hóa: Giới thiệu về đặc tính của sản phẩm và nêu lên những tính ưu việt của
sản phẩm có lợi cho người tiêu dùng. Công ty tiến hành giới thiệu quảng cáo sản
phẩm của mình trên cácpano, áp phích, ...
+ Nhận đơn hàng:
Trực tiếp từ khách hàng hoặc từ điện thoại, Fax, thư điện tử
Trong đơn hàng
phải ghi đầy đủ các thông tin: Tên/địa chỉ đơn vị bán, tên sản phấm, quy cách
sản phẩm, NSX –HSD, số lượng, thời gian giao nhận vận chuyển, địa điểm giao
nhận và hình thức thanh toán.
+Ký hợp đồng mua
bán: Sau khi giới thiệu hàng hóa nếu khách hàng/ đơn vị có nhu cầu sử dụng sản
phẩm. Công ty tiến hành ký hợp đồng mua bán với các cơ sở đó, hợp đồng có nội
dung sau:
+ Xuất hóa đơn:
Sau khi ký hợp đồng phòng kinh doanh xuất hóa đơn. Nội dung hóa đơn phải đầy
thông tin.
+ Cấp phát hàng
hóa
+ Giao nhận vận
chuyển hàng hóa: Theo quy trình vân chuyển hàng hóa
+ Ký nhận giao
chứng từ, tiền: Người giao nhận hoặc đơn vị được uy quyền giao nhận phải được
thực hiện việc yêu cầu cơ sở mua ký nhận hóa đơn chứng từ theo quy định. Trường
hợp khách hàng thanh toán ngay phải nộp tiền đầy đủ và kịp thời về phòng kế
toán hành chính.
+ Các
dịch vụ sau bán: Để bán hàng và đặc biệt trong bán lẻ thì phải “nuôi dưỡng
khách hàng và phát triển khách hàng”. Người bán hàng cần phải đảm bảo cho người
mua hưởng đầy đủ quyền lợi của họ. Dịch vụ sau bán hàng có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng tạo dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Đặc biệt với những mặt hàng có giá
trị cao và tiêu dùng trong thời gian dài, yêu cầu kỹ thuật cao thường có những
dịch vụ mang trở hàng hoá đến tận nhà theo yêu cầu của khách hang, lắp đặt, vận
hành, chạy thử, phải có bảo hành miễn phí trong một thời gian nhất định.
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP
1.3.1.Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hội đồng quản trị
|
Giám đốc
|
Phòng kế toán
tài vụ
|
Hệ thống cửa
hàng và văn phòng đại diện
|
Phòng TC-HC
|
Phòng kỹ thuật
sản xuất
|
Phòng kinh doanh
|
- Đơn vị kinh doanh độc
lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, không có chi nhánh và văn
phòng đại diện.
- Đặc điểm phân cấp quản
lý hoạt động kinh doanh: Bộ máy quản lý của Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất
nhập khẩu tổng hợp được sắp xếp phân cấp cụ thể trình độ quản lý không ngừng
được nâng cao. Để đảm bảo bộ máy quản lý được linh hoạt, hoạt động hiệu quả đòi
hỏi trình độ chuyên môn của giám đốc, năng lực cũng như trách nhiệm của ban
giám đốc cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty.
*Hội đồng
quản trị: Hội đồng quản trị nhân danh
công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty.
Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán
bộ quản lý khác trong công ty.
*Giám đốc: Là người trực tiếp quản
lý, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật; đồng thời là người chịu trách nhiệm trước
công ty về về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
*Phòng Kinh doanh
Phòng Kinh doanh
thực hiện chức năng xây dựng và kiểm soát kế hạch sản xuất kinh doanh của công
ty trong ngắn hạn, trung hạn của công ty
*Phòng Kỹ thuật
Phòng Kỹ thuật thực hiện các công việc liên quan đến việc chế
biến gỗ cao su.
*Phòng Tài chính – Kế toán
v Quản lý tài chính
- Lập kế hạch, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các nguồn tài trợ.
- Lập kế hạch ngân sách, kiểm tra và đánh gia việc thực hiện ngân sách.
*Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Tổ chức –
Hành chính là bộ phận trực thuộc công ty có chức năng quản trị hành chính theo
yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ.
Ø Phòng kỹ thuật sản xuất: Có trách
nhiệm đảm bảo các phân xưởng hoạt động đều đặn và tìm ra những cách thực tiễn
để thiết kế những sản phẩm mới
Ø Hệ thống cửa hàng và
phòng đại diện:
Tạo thế thuận lợi về giao dịch, đẩy mạnh xuất
khẩu
1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP
1.4.1 Kết quả kinh doanh của Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu tổng hợp
Kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty như sau:
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty từ năm 2011 - 2013
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
Năm 2012/2011
|
Năm 2013/2012
|
||
Số tiền
|
Tỷ lệ
|
Số tiền
|
Tỷ lệ
|
||||
Doanh thu
|
130,804,332,972
|
157,481,588,323
|
121,984,267,280
|
26,677,255,351
|
1.20
|
-35,497,321,043
|
0.77
|
Giá vốn hàng bán
|
118,108,392,584
|
146,526,611,212
|
111,954,071,796
|
28,418,218,628
|
1.24
|
-34,572,539,416
|
0.76
|
Chi phí tài chính
|
5,436,121,662
|
4,197,540,126
|
3,021,920,336
|
-1,238,581,536
|
0.77
|
-1,175,619,790
|
0.72
|
Chi phí quản lý kinh doanh
|
5,722,709,454
|
3,494,727,875
|
3,991,512,534
|
-2,227,981,579
|
0.61
|
496,784,659
|
1.14
|
Lợi nhuận trước thuế
|
1,553,141,281
|
3,158,239,875
|
3,021,129,539
|
1,605,098,594
|
2.03
|
-137,110,336
|
0.96
|
Thuế TNDN
|
388,285,320
|
552,691,978
|
754,190,653
|
164,406,658
|
1.42
|
201,498,675
|
1.36
|
Lợi nhuận sau thuế
|
1,164,855,961
|
2,605,547,897
|
2,266,938,886
|
1,440,691,936
|
2.24
|
-338,609,011
|
0.87
|
Nguồn : Báo cáo tài chính của Công ty
Kết quả kinh doanh của Công ty qua 3
năm có sự biến động của các chỉ tiêu như:
Doanh thu bán hàng năm 2011 đạt 130.804.332.972 đồng, năm 2012 là
157.481.588.323 đồng tăng 26.677.255.351
đồng tương ứng tăng 20,39 %, năm 2013 là 121.984.267.280 đồng giảm
8.820.065.692 tương ứng giảm 6,74 % so với năm 2011, như vậy đã có sự sụt giảm
của doanh thu của năm 2013 so với năm 2011, doanh nghiệp đã có sự tăng mạnh vê
doanh thu của năm 2012 so với 2011.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
năm 2011 đạt 1.164.855.961 đồng, năm 2012 đạt 2.605.547.897 đồng tăng
1.440.691.936 đồng tương ứng tăng 123,68 %, năm 2013 đạt 2.266.938.886 đồng
tương ứng tăng 1.102.082.925 đồng tương ứng tăng 94,61 % so với năm 2011. Như
vậy doanh nghiệp đã có sự tăng vượt bậc về lợi nhuận của mình. Có được sự tăng
trưởng trên là do doanh nghiệp đã thực hiện chủ trương tiết kiệm chi phí trong
đó đã tiết kiệm được cả chi phí kinh doanh và chi phí tài chính, nên trong năm
2012 doanh thu tăng 20,39 % nhưng lợi nhuận tương ứng đã tăng lên đến 123,68 %,
năm 2013 doanh thu có giảm 6,74 % nhưng lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên 94,61
% so với năm 2011.
Như vậy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khá
tốt, đã tiết kiệm được chi phí tăng lợi nhuận, trong khi doanh thu giảm những
vẫn đảm bảo được lợi nhuận sau thuế của mình.Doanh nghiệp cần phát huy trong
các năm tiếp theo.
1.4.2.Tình hình tài chính của Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu tổng hợp
Tình hình tài chính những
3 năm gần đây của Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp được
thể hiện qua Cơ cấu nguồn vốn của Công ty ( bảng 1.3 ):
Chỉ tiêu
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
|||
Trị giá (VND)
|
Tỷ trọng (%)
|
Trị giá (VND)
|
Tỷ trọng (%)
|
Trị giá (VND)
|
Tỷ trọng (%)
|
|
Tài sản
|
70.846.363.018
|
100,00
|
80.767.792.238
|
100,00
|
86.075.618.846
|
100,00
|
Tài sản ngắn hạn
|
59.309.689.163
|
83,72
|
70.579.542.876
|
87,39
|
76.467.315.645
|
88,84
|
Tài sản cố định
|
11.536.673.855
|
16,28
|
10.188.249.362
|
12,61
|
9.608.303.201
|
11,16
|
Nguồn vốn
|
70.846.363.018
|
100,00
|
80.767.792.238
|
100,00
|
86.075.618.846
|
100,00
|
Vốn CSH
|
11.511.273.707
|
16,25
|
14.116.821.604
|
17,48
|
13.872.486.783
|
16,12
|
Nợ phải trả
|
59.335.089.311
|
83,75
|
66.650.970.634
|
82,52
|
72.203.132.063
|
83,88
|
Nguồn : Báo cáo tài chính của Công ty
Cơ cấu nguồn vốn của Công
ty biến động tăng qua các năm. Năm 2011, tổng nguồn vốn của Công ty là 70.846.363.018
đồng, năm 2012 là 80.767.792.238 tăng 3.921.429.220 đồng tương ứng
tăng 5,53 % ,đến năm 2013, tổng nguồn vốn của Công ty đạt mức
86.075.618.846 đồng, tăng 15.229.255.828 đồng, tương ứng tốc độ tăng 21,49% so
với năm 2011.
Nguyên nhân làm tăng quy
mô nguồn vốn của Công ty là do sự gia tăng của cả vốn CSH và nợ phải trả, trong
đó chủ yếu là do sự tăng lên của nợ phải trả. Năm 2011 nợ phải trả là 59.335.089.311 đồng tương ứng chiếm 83,75%, năm 2012 là
66.650.970.634 đồng chiếm 82,52 %, năm 2013 là 72.203.132.063 đồng chiếm 83,88
% tỷ trọng nguồn vốn. Nợ phải trả có sự
tăng lên về lượng, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cân băng khoảng 83% qua
các năm. Như vậy Công ty đang có xu hướng chiếm dụng vốn của đơn vị khác
nhiều hơn để phục vụ hoạt động sản xuất của mình, điều này giúp Công ty tận
dụng được những lợi thế do việc sử dụng nợ mang lại, tuy nhiên Công ty cũng cần
cân nhắc đến khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.
Vốn CSH của Công ty biến
động tăng giảm nhẹ qua các năm. Năm 2011 là 11.511.273.707
đồng chiếm 16,25 %, năm 2012 là 14.116.821.604 đồng chiếm 17,48 %, năm 2013 là
13.872.486.783 chiếm 16,12% tỷ trọng nguồn vốn. Như vậy tỷ trọng vốn chủ
sở hữu trong tổng nguồn vốn mặc dù biến động lên xuống nhưng vẫn giữ ở mức khá
cao (trên 16%) cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Công ty.
Nhìn chung, những năm gần
đây, tình hình tài chính của Công ty khá ổn định. Trong cơ cấu vốn thì vốn lưu
động chiếm tỷ trọng cao và mức tỷ trọng này có xu hướng tăng dần. Tỷ trọng vốn
lưu động tăng thể hiện được vai trò thật sự của một doanh nghiệp thương mại
trong nền kinh tế thị trường, là chú trọng vào việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh
và mặt hàng kinh doanh.
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT KINH DOANH XNK TỔNG HỢP
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP
2.1.1. Mô hình tổ chức
Kế toán
vật tư - tài sản
|
Kế toán công nợ và TGNH
|
Kế toán
tiền mặt và thanh toán
|
Thủ quỷ
|
Kế toán tổng hợp
|
Kế toán tiền lương
|
Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán tại công ty
-Kế toán trưởng: Chịu trách
nhiệm trước giám đốc và các cơ quan pháp luật
về toàn bộ công việc kế toán của
mình tại Công Ty. Lập báo cáo, cung cấp số liệu, tài liệu của công ty theo yêu
cầu của giám đốc công ty và của cơ quan quản lý nhà nước. Lập kế hoạch, kế toán
tài chính, tham mưu cho giám đốc về các quyết định trong việc quản lý công
ty.Có nhiệm vụ theo dõi chung, chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức phân công kiểm
tra các công việc của nhân viên kế toán.
-
Kế
toán tổng hợp : có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra số liệu của các kế
toán viên rồi tổng hợp số liệu báo cáo quyết toán theo quý. Tập hợp chi phí xác
định doanh thu, hạch toán lãi lỗ và đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty.
Kế toán tổng hợp còn theo dõi tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước
-
Kế tiền
lương: Có nhiệm vụ
tổ chức hạch toán cung cấp thông tin về tình hình sử dụng lao động tại Công ty,
về chi phí tiền lương và các khoản nộp BHXH, BHYT.
- Kế toán tiền mặt và thanh toán:
Ghi chép, phản ảnh kịp thời chính xác đầy đủ các khoản thu chi tiền mặt, thanh
toán nội bộ và các khoản thanh toán khác, đôn đốc việc thực hiện tạm ứng.
- Kế toán công nợ và tiền gửi ngân hàng : Theo dõi tình hình biến động của tiền gửi và tiền
vay ngân hàng, theo dõi công nợ của các cá nhân và tổ chức.
- Kế toán Vật tư - tài sản: Theo dõi
tình hình cung ứng, xuất - nhập vật tư, kiêmt ra giám sát về số lượng hiện
trạng tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm, tính và phân bổ kháu hao
cho các đối tượng sử dụng.
-Thủ quỹ: Phản ánh
thu, chi, tồn quỹ tiền mặt hằng ngày đối chiếu tồn quỹ thực tế với sổ sách để
phát hiện những sai sót và xử lý kịp thời đảm bảo tồn quỹ thực tế tiền mặt cũng
bằng số dư trên sổ sách.
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng phần hành và quan hệ tương tác
Công ty CP sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu tổng hợp tổ chức mô hình kế toán tập trung với 05 cán bộ
nhân viên với 01 kế toán trưởng và các kế toán viên phụ trách các mảng khác
nhauPhòng kế toán tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ phương pháp
thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lược ghi chép ban đầu,
chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ Tài
Chính, cung cấp một cách đầy đủ chính xác kịp thời những thông tin toàn cảnh về
tình hình tài chính của Công ty. Từ đó tham mưu cho Ban tổng giám đốc để đề ra
các biện pháp, quy định phù hợp với đường lối phát triển của công ty.
Các phần hành kế toán được phân chia
thành :
- Kế toán trưởng giúp việc cho giám
đốc kiểm tra đánh giá tình hình tài chính của công ty, phân tích một số chỉ
tiêu kinh tế của đơn vị giúp cho các quyết định của giám đốc.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng kiểm tra theo dõi quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, tình hình biến động
quỹ tiền mặt, cân đối thu chi, có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
- Kế toán vật tư, tài sản cố định
theo dõi về vật tư hàng hoá, tài sản cố định, theo dõi tình hình biến động tăng
giảm TSCĐ, cũng như việc mua mới và thanh lý TSCĐ.
- Kế toán công nợ và vốn bằng tiền
theo dõi công nợ với khách hàng đề xuất các biện pháp giảm tình trạng chiếm
dụng vốn, theo dõi các khoản vốn vay và
kế hoạch trả nợ.
Kế toán tổng hợp tổng hợp số liệu kế
toán, báo cáo sổ sách.
2.2.TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP
2.2.1.Các chính sách kế toán chung
- Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp trực tiếp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Đơn vị áp dụng chế độ kế toán nhỏ
và vừa theo quyết định số 48/2006/QĐ ngày 14/09/2006. Đơn vị tuân thủ đầy đủ
các chuẩn mực kế toán:
Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung theo
quyết định 165/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2002.
Chuẩn mức số 02 hàng tồn kho,.
Chuẩn mực 14 Doanh thu và thu nhập
khác theo quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001.
Và các văn bản bổ sung hướng dẫn kèm
theo.
- Đơn vị áp dụng kỳ kế toán bắt đầu
từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt
nam.
2.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Về cơ bản đơn vị sử dụng chứng từ ghi
chép ban đầu theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của BTC và các
chứng từ liên quan như hoá đơn GTGT đựơc tuân thủ theo quy định của luật thuế
GTGT.
Công tác bảo quản lưu trữ chứng từ
được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo lưu giữ đúng theo quy định của luật
kế toán, được sắp xếp phân loại theo trình tự thuận lợi cho việc theo dõi kiểm
tra khi cần thiết.
2.2.2.1. Tổ chức kế toán vốn bằng tiền
*Các chứng từ sử dụng
- Phiếu thu ( Mẫu 01-TT)
- Phiếu chi ( Mẫu 02-TT )
- Giấy đề nghị thanh toán
- Biên lai thu tiền
- Bảng kiểm kê quỹ
- Giấy báo có
- Giấy báo nợ
- Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, giấy nộp
tiền
Sơ đồ 2.2: Quy trình luân chuyển
chứng từ kế toán thanh toán
Sổ quỹ
|
Nhật ký chung
|
Sổ chi tiết tiền mặt 111
|
Sổ cái tài khỏan 111 chung
|
Bản CĐPS
|
BCTC
|
Phiêú thu, chi
|
*Quy trình luân chuyển, quản lý chứng từ:
Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế có chứng từ, kế toán tiến hành phân loại
chứng từ phiếu thu, phiếu chi. Sau đó chuyển chứng từ cho thủ quỹ xuất, nhập
quỹ và ghi chép vào sổ quỹ,sau đó chuyển cho kế toán, hàng ngày kế toán ghi
chép các số liệu từ chứng từ vào nhật ký chung và tổng hợp vào sổ cái tài khoản
111. Cũng hàng ngày kế toán ghi chép từ chứng từ vào sổ chi tiết tài khoản111.
Cuối tháng kế toán tập hợp từ sổ cái tài khoản 111 đối chiếu với sổ chi
tiết tiền mặt
- Khi có yêu cầu thanh toán.., kế toán tiền gửi tiến hành lập séc và ủy
nhiệm chi gửi NH. Từ phía NH sau khi nhận được những giấy tờ này sẽ lập và
chuyển giấy báo nợ, hoặc có tới Công ty.
- Khi có GBN,GBC,( séc lĩnh tiền mặt kế
tóan đưa cho thủ quỹ ghi vào sổ quỹ nếu liên quan đến tiền mặt, sau đó chuyển
tới phòng kế tóan), kế toán ghi chép vào các sổ kế toán liên quan và chuyển về
kho lưu trữ tại phòng kế toán theo quy định.
Khi có GBN,GBC,SLTM kế toán phân
loại nếu liên quan đến tiền mặt chuyển cho thủ quỹ viết phiếu thu chi ký sau đó
chuyển lại cho kế toán.
Hàng ngày kế toán ghi chép từ chứng từ GBN,GBC,SLTM, vào nhật
ký chung và sổ chi tiết tiền gửi, từ sổ nhật ký chung kế toán tập hợp vào sổ
cái tài khoản.
Cuối tháng kế
toán tổng hợp từ sổ cái tài khoản vào bảng cân đối số phát sinh.
Từ bảng cân đối số phát sinh kế toán tập hợp vào báo cáo tài
chính.
2.2.2.2 Tổ chức kế toán tiền lương
Ø Chứng từ sử dụng:
-
Bảng
thanh toán lương: là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp cho
người lao động.
-
Bảng
chấm công làm thêm giờ - Mẫu số: 01b-LĐTL;
-
Bảng
thanh toán tiền thưởng – Mẫu số: 03-LĐTL
-
Bảng
kê trích nộp các khoản theo lương – Mẫu số: 10-LĐTL;
-
Bảng
phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội – Mẫu số: 11-LĐTL
Ø Quy trình hoạch toán và ghi sổ:
Ø Khi tính bảo hiểm xã hội kinh phí
công đoàn và bảo hiểm y tế, kế toán tính cả phần BHXH,KPCĐ, mà CNV phải nộp đểt
nộp hộ.
Ø Từ các chứng từ liên quan kế toán tập
hợp ghi vào các sổ
Ø Trình tự ghi sổ kế toán tiền lương:
Ø
Ø Từ các bảng tổng thanh toán lương kế
toán viết phiếu thu chi nếu thanh toán bằng tiền mặt
Ø Sau đó hàng ngày kế toán ghi vào sổ
chi tiết tiền lương và nhật ký chung , từ nhật ký chung hàng ngày kế toán tập
hợp vào sổ cái tài khoản 334,338.Đối chiếu số liệu từ sổ cái tài khoản với sổ
chi tiết tài khoản
Sơ đồ 2.3: Quy trinh hoạch toán tiền lương
Bảng thanh toán, bảng phân bổ tiền lương
|
Nhật ký chung
|
Sổ chi tiết CPSX TK 154
|
Sổ cái TK 154
|
Bảng cân đối số phát sinh
|
Ø Chứng tư sử dụng:
-
Bảng kê chi tiết tăng, giảm TSCĐ trong
năm
-
Sổ theo dõi tăng, giảm TSCĐ
-
Bảng
kê tài sản
Ø Quy trình quản lý :
Sau khi các chứng từ như biên bản giao nhận ,biên bản thanh lý,
bảng khấu hao tài sản cố định… được lập song sẽ là căn cứ để hàng ngày kế toán ghi vào nhật ký chung,
đồng thời làm căn cứ lập thẻ tài sản cố định, từ nhật ký chung kế toán tập hợp
số liệu trên sổ cái tài khoản 211,214. cuối tháng kế toán tổng hợp lại số liệu
trên bảng cân đối số phát sinh , từg bảng này kế toán lại tập hợp trên báo cáo
tài chính sổ cái tài khoản đối chiếu với số liệu trên thẻ TSCĐ.
Sau khi tính được số khấu hao phải trích trong tháng của từng TSCĐ kế toán
sẽ tập hợp lại số khấu hao của từng nhóm một.Rồi căn cứ vào các số liệu đó tính
được, kế toán lập Bảng tài sản cố định.Kế toán công ty không lập bảng khấu hao
tài sản mà chỉ căn cứ vào các số liệu đó tính toán được trên Bảng TSCĐ kế toán
sẽ phản ánh vào Bảng kê chi tiết TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình.
Kế toán
khấu hao và hao mòn TSCĐ được phản ánh đồng thời trên TK “214”- Hao mòn TSCĐ và
được phản ánh qua sơ đồ sau:
(1): Trích khấu hao TSCĐ
(2): Nhận TSCĐ trong nội bộ đã khấu hao
(3): Giảm TSCĐ đã khấu hao
(4):Khấu hao nộp cấp trên (nếu không được hoàn trả)
Sơ đồ 2.4: Quy trình hoạch toán TSCĐ
Báo cáo tài chính
|
Bảng cân đối SPS
|
Sổ cái tài khoản
211,2114
|
thẻ tài sản cố định
|
Nhật ký chung
|
Biên bản giao nhận, biên
bản thanh lý TSCĐ,bảng khấu hao TSCĐ…
|
.2.2.3 Tổ chức kế toán NVL, CCDC
Ø Các chứng từ sử dụng
-
Phiếu nhập kho – Mẫu 01-VT
-
Phiếu xuất kho – Mẫu 02-VT
-
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ,
sản phẩm, hàng hóa – Mẫu 03-VT
-
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ - Mẫu
04-VT
-
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản
phẩm, hàng hóa-Mẫu 05-VT
-
Bảng kê mua hàng – Mẫu 06-VT
-
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công
cụ, dụng cụ - Mẫu 07-VT
Ø Quy trình quản lý và ghi sổ chứng từ:
Với
phương pháp ghi thẻ song song , việc theo dõi chi tiết nhập khẩu tìm các loại
vật liệu được tổ chức cả ở kho và ở phòng kế toán. Nội dung phương pháp này như
sau:
Ở kho: Việc ghi chép tình
hình nhập ,xuất , tồn kho do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ
tiêu số lượng. Mỗi loại NVLCCDC được theo dõi trên một thẻ kho và được thủ kho
xếp theo từng loại, từng nhóm để tiện cho việc sử dụng thẻ kho trong việc ghi
chép, kiểm tra đối chiếu số liệu phục vụ cho yêu cầu quản lý.
Khi nhận chứng từ nhập,
xuất NVLCCDC thủ kho phải kểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến
hành ghi chép số thực nhập, thực xuất từ chứng từ vào thẻ kho. Sau khi sử dụng
các chứng từ để ghi vào thẻ kho , thủ kho tiến hành sắp xếp lại chứng từ, gửi
các chứng từ đó cho phòng kế toán. Cuối tháng, thủ kho và kế toán NVLCCDC đối
chiếu tình hình N-X-T kho NVLCCDC
Ở phòng kế toán: Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập vật
liệu công cụ dụng cụ do thủ kho nộp, kế toán vật tư tiến hành kiểm tra nhập số
liệu vào các sổ chi tiết. Cuối tháng từ các sổ chi tiết tiếp tục kế toán tập
hợp vào sổ tổng hợp chi tiết số phát sinh, từ sổ này kế toán tập hợp vào báo cáo
tài chính và đối chiếu với sổ cái tài khoản. Từ phiếu nhập xuất,hàng ngày kế
toán ghi lại vào nhật ký chung, từ nhật ký chung kế toán tập hợp vào sổ cái tài
khoản 152,153. Cuối tháng kế toán tập hợp số liệu từ sổ cái tài khoản vào bảng
cân đối số phát sinh, từ bảng cân đối này kế toán tổng hợp vào báo cáo tài
chính
Phiếu nhập, xuất
|
Sổ NKC
|
Sổ chi tiết VLCCDC
|
Sổ cái tài khoản152,153
|
Bảng cân đối số phát
sinh
|
bảng tổng chi tiết vật
liệu
|
Báo cáo tài chính
|
2.2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
- Tổ chức hạch toán ban đầu: Về cơ
bản đơn vị sử dụng chứng từ ghi chép ban đầu theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC
ngày 14/09/2006 của BTC và các chứng từ liên quan như hoá đơn GTGT đựơc tuân
thủ theo quy định của luật thuế GTGT.
Công tác bảo quản lưu trữ chứng từ
được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo lưu giữ đúng theo quy định của luật
kế toán, được sắp xếp phân loại theo trình tự thuận lợi cho việc theo dõi kiểm
tra khi cần thiết.
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Doanh
nghiệp sử dụng hình thức nhật ký chung để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh.
Sơ đồ 2.6: Quy trình ghi số kế toán
theo hình thức nhật ký chung
Nhìn vào
sơ đồ trên, có thể thấy trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
được thực hiện theo các bước sau:
- Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm
tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật
ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái
theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết
thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi
vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường
hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ
được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt
liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ
phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài
khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ
được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
- Cuối
tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát
sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập
các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh
Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc
biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.2.4.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
- Tổ chức hệ thống BCTC: Đơn vị chỉ
lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi niên độ kế toán, không lập báo cáo quản trị.
- Hệ thống báo cáo tài chính của đơn
vị bao gồm:
·
Bảng
cân đối kế toán.
·
Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
·
Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ.Thuyết minh báo cáo tài chính.
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP
3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
3.1.1.Ưu điểm
Qua thời
gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nói riêng em nhận thấy
: Là đơn vị hạch toán trực thuộc nhưng công tác tổ chức, sản xuất, tổ chức hạch
toán được tiến hành hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay.
* Về bộ máy quản lý của công ty : Bộ máy quản
lý của công ty được xây dựng khoa học, hợp lý và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu
của nền kinh tế thi trường hiện nay. Ban giám đốc công ty và các cán bộ quản lý
tích cực quan tâm tới chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và chấp hành đúng
chế độ quy định của nhà nước trong việc quản lý công ty nói chung và quản lý
tài chính nói riêng. Hoạt động giữa các phòng ban hiệu quả, nhịp nhàng, cung
cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết cho Ban giám đốc, để từ đó đưa ra
các quyết định đúng đắn.
* Về tổ chức bộ máy kế toán : Bộ máy kế toán
của công ty được tổ chức hợp lý, khoa học, phù hợp với đặc điểm của công ty,
vừa phát huy được năng lực của nhân viên vừa tạo điều kiện để quản lý thông tin
hiệu quả. Các phần hành kế toán được tổ chức phù hợp, phân công phân nhiệm rã
ràng và có quan hệ mật thiết với nhau làm luồng thông tin lưu chuyển dễ dàng,
tạo hiệu quả tôt nhất trong công việc. Với sự quản lý của trưởng phòng kế toán,
phòng tài chính kế toán của công ty đã làm tốt nhiệm vụ quản lý và cung cấp
thông tin cho ban lãnh đạo để đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động
sản xuất kinh doanh.
3.1.2.Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm mà công ty đã đạt
được, tuy nhiên vế công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tai công ty nói riêng vẫn còn một số
nhược điểm như sau:
-
Chứng từ kế toán đôi khi còn ghi chưa đầy đủ các yếu tố phản ánh trên
chứng từ như : Ngày tháng chứng từ, chữ ký người mua hàng, …
-
Sổ sách còn trùng lặp giữa thủ công và vi tính, phần nào phản ánh trình
độ kế toán viên còn hạn chế trong lĩnh vực sử dụng công nghệ thông tin.
-
Hạch toán đôi khi còn chưa đúng đối tượng chịu chi phí làn giá thành
từng khoản mục phản ánh chưa chính xác.
-
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán hạch toán chưa đúng tính
chất tài khoản do vậy làm sai lệch thông tin.
-
Tiền thuế GTGT được khấu trừ do quá thời gian quy định của bộ tài chính.
Công ty thường hạch toán vào giá thành, tuy làm giá thành tăng không đáng kể
nhưng không đúng với chế độ kế toán tài chính quy định.
- Việc xác định đối tượng để
phân bổ tiền lương và đối tượng phân bổ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ chưa chính xác
và không thống nhất mà chỉ mang tính chất tương đối
3.2.ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
3.2.1. Ưu điểm
* Về tài khoản sử dụng : Cùng với thời gian
khi có sự sửa đổi bổ sung công ty cũng áp dụng kịp thời các chế độ của nhà nước
gần nhất là chế độ kế toán được áp dụng theo QĐ 48/BTC ngày 14/09/2006, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi chi phí quản lý kih doanh sản phẩm. Đây
cũng là một bước chuyển biến rất kịp thời trong lĩmh vực hạch toán kế toán của
công ty.
Hệ thống tài khoản kế toán đã được mã hoá, cài đặt trên
phần mềm của máy tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán kế toán, lưu giữ
các số liệu thông tin, đồng thời hệ thống sổ sách, số liệu rã ràng, rành mạch,
chính xác. Việc đối chiếu, kiểm tra được thuận lợi, thường xuyên và các thông
tin đảm bảo kịp thời khi lãnh đạo cần.
*
Chứng từ sổ sách kế toán : Các chứng từ sổ sách kế toán được quản lý
chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cho cá nhân giữ và ghi sổ, mỗi kế toán
viên đều có trách nhiệm đối việc ghi chép sổ sách kế toán của tài khoản mình
đang giữ. Chứng từ sổ sách đã được Công ty đăng ký, có đầy đủ các thông tin cần
thiết, cũng như đầy đủ tính chất pháp lý. Các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ
tương đối rõ ràng, đầy đủ đối với sự thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh
* Công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản
thanh toán của công ty là tương đối hoàn
chỉnh đảm bảo được tính đúng đắn, đầy đủ và kịp thời. Doanh nghiệp đã quản lý
vốn một cách chặt chẽ, sử dụng vốn có hiệu quả. Vì vậy, nguồn vốn kinh doanh
của doanh nghiệp tăng lên hiệu quả
* Với
hình thức trả lương theo doanh thu và
với mức lương ổn định và tăng dần của Công Ty đã làm cho Cán Bộ Công Nhân Viên
thực sự tin tưởng và gắn bó với Công Ty cùng với sự điều hành của ban lãnh đạo
cũng như sự lao động hiệu quả của phòng kế toán, các công việc kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương luôn đảm bảo sự công bằng hợp lý chính xác
đã làm cho CNCNV yên tâm lao động, nhiệt tình hăng say cho công việc
3.2.2. Nhược điểm
Số lượng chứng
từ rất lớn mà Công ty hoàn toàn thực hiện kế toán thủ công nên đôi khi gây nhầm
lẫn, vất vả cho người làm kế toán.
Do khối lượng
công việc lớn, số lượng nhân viên hạn chế nên chứng từ bị ứ đọng, gây nhầm lẫn,
mất mát dẫn đến những hậu quả khó lường.
Về công tác tiền lương: Do các văn phòng
đại diện ở xa lên sự cập nhật các chứng từ còn chậm hơn nữa sự giám sát quản lý
các văn phòng vẫn còn buông lỏng do vậy các chứng từ về tiền lương, BHXH… đôi khi cũng chưa thật
chính xác, chưa thật hợp lý. Do vậy Công
Ty cần phải đưa ra chính sách quản lý thật đúng đắn, chặt chẽ để công tác kế
toán hoạt động có hiệu quả hơn, chính xác hơn.
-
Về công tác kế toán TSCĐ: Công ty tính khấy hao theo phương
pháp tuyến tính,đó là phương pháp dễ tính , đơngiản, mức độ hao mòn của chúng
được tính đều vào các tháng trong quá trình sử dụng TSCĐ. Việc tính khấu hao
theo cách làm chậm thời gian thu hồi vốn, chi phí khấu hao tính cho 1 đơn vị
sản phẩm sẽ không đều nhau.
-
Tại
công ty ghi chép theo phương pháp thủ công là chủ yếu
-
Hiện
nay công ty không có TSCĐ đã thuê và cho
thuê
- TSCĐ hiện có của công ty chỉ là tài
sản hữu hình. Đến nay công ty vẫn chưa xác định được tài sản vô hình của mình.
Trên thực tế công ty đã tích lũy đượctài sản vô hình như:kinh nghiệm trong sản
xuất,uy tín trên thị trường,đội ngũ công nhân viên lành nghề,vị trí kinh doanh
thuận lợi…việc không xác định tài sản vô hình dẫn tới
sai lệch trong các chỉ tiêu phân tích,đánh giá tình hình và hiệu quả sử
dụng TSCĐ của công ty
3.2.3. Kiến nghị
Công ty nên
cân nhắc sử dụng phần mềm kế toán để giảm bớt khối lượng công việc cho các nhân
viên trong phòng kế toán mà lại đảm bảo độ chính xác cao, trình bày khoa học.
Các nhân
viên trong phòng phải kết hợp với nhau và kết hợp với kế toán trưởng để công việc
được thống nhất, chính xác và hiệu quả
Chứng từ
trong kế toán phải tập hợp thường xuyên, tránh tình trạng ứ đọng, nhầm lẫn. Chứng
từ do ai đảm nhận thì phải do chính người đó lập và đem đi lưu trữ.
Về công tác tiền lương: - Để
công tác kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương phát huy hết vai trò của nó và công cụ hữu hiệu của
công tác quản lý. Ban Giám Đốc công ty phòng kế toán Công Ty không ngừng nghiên
cứu để hoàn thiện hơn nữa hình thức trả lương hiện nay của Công Ty để quản lý
tốt lao động và nâng cao hiệu quả lao động.Đảm bảo sao cho NLĐ được hưởng đầy
đủ các chế độ hiện hành của Nhà Nước cũng như quyền lợi của họ.
- Bên cạnh đó, DN cũng cần phải xây dựng quỹ khen thưởng, phúc lợi, chế độ
trợ cấp, chế độ khen thưởng thiết thực, công bằng hợp lý đối với NLĐ để khuyến
khích họ trong công việc góp phần giúp đảm bảo và nâng cao cuộc sống cho bản
thân và gia đình.
MỤC LỤC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét